Template1100 02
  Thứ Ba, Ngày 11 Tháng 02 Năm 2025
THƯỜNG TRỰC ỦY BAN VĂN HOÁ, GIÁO DỤC HỌP MỞ RỘNG VỀ TIẾP THU, CHỈNH LÝ DỰ ÁN LUẬT ĐIỆN ẢNH (SỬA ĐỔI)
Thứ Năm, Ngày 03 Tháng 02 Năm 2022 | Lượt xem: 121 | | |
Chiều ngày 01/3, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh chủ trì cuộc họp Thường trực Ủy ban mở rộng về dự kiến tiếp thu, chỉnh lý Dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi).

Tham dự buổi họp, về phía Quốc hội có các Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục: Phan Viết Lượng, Đặng Xuân Phương, Nguyễn Thị Mai Hoa cùng các Ủy viên chuyên trách của Uỷ ban Văn hóa, Giáo dục; Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Văn Hiển; lãnh đạo, chuyên viên các Vụ, Văn phòng Quốc hội.

Về phía cơ quan soạn thảo có Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông, Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành, lãnh đạo và chuyên viên Cục Điện ảnh; đại diện các bộ, ngành Chính phủ: đại diện lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp.

Phát biểu khai mạc cuộc họp, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh cho biết, dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) đã được tiếp thu đầy đủ các ý kiến đóng góp ngay sau Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục phối hợp với Thường trực Ban soạn thảo, các cơ quan hữu quan tổng hợp, nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội để chỉnh lý dự thảo Luật; đồng thời lấy ý kiến một số Bộ, ngành liên quan và chuyên gia để có thêm cơ sở hoàn thiện dự thảo Luật. Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh nêu rõ, cuộc họp nhằm tiếp tục lấy ý kiến, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) và một số vấn đề lớn trong Luật chuẩn bị báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 9 vào tháng 3/2022.

Giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi)

Thay mặt Thường trực Ủy ban, báo cáo một số nội dung giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Phan Viết Lượng cho biết, qua các hội nghị, các cuộc làm việc và góp ý của các Bộ, ngành, cơ quan, đa số ý kiến cơ bản đồng tình với kết quả tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật và cho rằng, cơ quan thẩm tra và cơ quan soạn thảo đã tiếp thu nghiêm túc các ý kiến xác đác của đại biểu Quốc hội, chỉnh lý sửa đổi, bổ sung nhiều quy định phù hợp, nâng cao chất lượng dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi).

Liên quan đến chính sách của Nhà nước về phát triển điện ảnh, công nghiệp điện ảnh (Điều 5), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Phan Viết Lượng cho biết, một số ý kiến đề nghị có chính sách phát triển công nghiệp điện ảnh gắn với phát triển các ngành công nghiệp văn hóa và các ngành kinh tế liên quan; cần huy động các nguồn lực xã hội tham gia vào phát triển điện ảnh, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Một số ý kiến đề nghị ghép các quy định của Điều 6 vào Điều 5 (dự thảo trình Kỳ họp thứ 2), thể hiện rõ chính sách của Nhà nước về phát triển điện ảnh, trong đó bao gồm phát triển công nghiệp điện ảnh.

Tiếp thu ý kiến đại biểu, dự thảo Luật được chỉnh lý theo hướng Nhà nước sẽ đầu tư, hỗ trợ, ưu đãi cho các hoạt động điện ảnh cần thiết nhằm xây dựng, phát triển ngành điện ảnh Việt Nam thành một trong những ngành công nghiệp văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa nghệ thuật của nhân dân. Theo đó, Dự thảo đã tổng hợp được một số nội dung về phát triển công nghiệp điện ảnh để quy định chính sách chung về phát triển điện ảnh và phát triển công nghiệp điện ảnh tại Điều 5.

Liên quan đến quản lý Nhà nước về điện ảnh, bàn về thẩm định và phân loại phim, cấp Giấy phép phân loại phim (Điều 27 và Điều 31), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Phan Viết Lượng nêu rõ, Nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc cấp giấy phép phân loại phim, quyết định phát sóng và chịu trách nhiệm đối với những phim do mình cấp phép, quyết định phát sóng. Để cấp phân loại, quyết định phát sóng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan truyền hình sẽ phải thành lập nhiều Hội đồng khác nhau, với thành phần tham gia phù hợp với nội dung và thể loại phim. Dự thảo Luật chỉ quy định mang tính nguyên tắc về Hội đồng thẩm định, phân loại phim. Quy định cụ thể về thủ tục thành lập, thành phần tham gia, trách nhiệm của các thành viên… sẽ do văn bản dưới Luật hướng dẫn để linh hoạt trong thực tế.

Thực tế khảo sát cho thấy, hiện nay chỉ có một Hội đồng thẩm định phim nhập khẩu chiếu rạp duy nhất trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, xảy ra tình trạng tồn đọng phim cần thẩm định, đặc biệt là vào các dịp lễ. Do đó, việc phân cấp thẩm định phim nói chung, phim truyện nhập khẩu chiếu rạp nói riêng là cần thiết để đáp ưng thực tế số lượng phim ngày một tăng. Do vậy, Thường trực Ủy ban Văn hóa chỉ đạo chỉnh lý dự thảo Luật, quy định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấp phép phân loại phim đối với phim phổ biến trong phạm vi địa phương.

Liên quan đến vấn đề sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Phan Viết Lượng nhấn mạnh, tiếp thu ý kiến đại biểu, dự thảo Luật được chỉnh lý theo hướng quy định “Chủ đầu tư dự án sản xuất phim sử dụng NSNN là các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, tổ chức chính trị, xã hội – nghề nghiệp ở trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương”; bổ sung quy định “Chủ đầu tư dự án sản xuất phim sử dụng NSNN được huy động các nguồn tài chính hợp pháp để thực hiện.” để bao quát hình thức phim hợp tác công - tư như ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị.

Dự thảo Luật cũng được chỉnh lý, quy định việc sản xuất phim sử dụng NSNN được thực hiện bằng hình thức giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng hoặc đấu thầu, phù hợp với đặc thù của việc sản xuất phim, đồng thời giao Chính phủ quy định chi tiết.

Về Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh, cơ quan thẩm tra, một số cơ quan của Quốc hội, bộ, ngành cũng như nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc tính khả thi và sự phù hợp của quy định về Quỹ như dự thảo Luật.

Bên cạnh đó, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Phan Việt Lượng cũng báo cáo giải trình một số vấn đề về phát hành phim, phổ biến phim, quảng bá, xúc tiến phát triển điện ảnh và một số vấn đề khác như hợp tác đầu tư nước ngoài trong hoạt động điện ảnh, lưu chiểu, lưu trữ phim….

Đa số ý kiến đồng tình với Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi)

Qua thảo luận, đa số các ý kiến cơ bản tán thành với Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi) của Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục.

Góp ý tại phiên họp, đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tán thành với nhiều nội dung trong dự thảo Luật do Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục chuẩn bị. Về chính sách của Nhà nước về phát triển điện ảnh, công nghiệp điện ảnh (Điều 5), Ủy ban Pháp luật nhận thấy, việc dự thảo Luật quy định các ưu đãi về thuế là chưa thể chế đầy đủ, chưa đúng với tinh thần “hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội trong các sắc thuế và chính sách miễn, giảm, giãn thuế, bảo đảm tính trung lập của thuế” được nêu trong Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững.

Do vậy, đề nghị trường hợp ghi nhận các chính sách ưu đãi cụ thể tại Luật Điện ảnh thì cần thực hiện theo nguyên tắc trên của Luật Đầu tư và sửa đổi đồng bộ các quy định tương ứng của Luật Đầu tư, các luật thuế có liên quan, đồng thời bổ sung đánh giá tác động về những chính sách đó theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Về Quỹ Hỗ trợ phát triển điện ảnh, Thường trực Ủy ban Pháp luật tán thành với đề xuất của Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục về việc không quy định về Quỹ Hỗ trợ phát triển điện ảnh. Vì quy định về Quỹ này chưa đảm bảo tính thống nhất với quy định tại khoản 11 Điều 8 của Luật Ngân sách Nhà nước, có nhiệm vụ chi của Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh trùng với nhiệm vụ chi của NSNN đã được quy định tại khoản 2 Điều 5 của Dự thảo Luật. Ngoài ra, qua 14 năm triển khai thực hiện, Quỹ vẫn chưa được thành lập do chưa xác định được nguồn thu ổn định để bảo đảm hoạt động của Quỹ.

Về trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hạ tầng trên không gian mạng (Điều 21), Thường trực Ủy ban Pháp luật nhận thấy đây là một quy định quan trọng nhằm đảm bảo thực thi các quy định của pháp luật về điện ảnh trên môi trường số. Tuy nhiên, việc quy định tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hạ tầng trên không gian mạng “chỉ thực hiện việc gỡ bỏ phim vi phạm trong trường hợp tổ chức, cá nhân phổ biến phim không chấp hành yêu cầu gỡ bỏ phim vi phạm” sẽ thu hẹp phạm vi thẩm quyền yêu cầu của cơ quan nhà nước, không bảo đảm yêu cầu xử lý kịp thời khi phát hiện phim vi phạm trên không gian mạng, có thể gây ra các hậu quả khó khắc phục. Do đó, Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị chỉnh lý lại quy định tại khoản 2 Điều này nhằm nâng cao trách nhiệm của các chủ thể trung gian trong việc cung cấp dịch vụ hạ tầng trên không gian mạng, bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, xử lý kịp thời các vi phạm.

Cũng góp ý về chính sách của Nhà nước về phát triển điện ảnh, công nghiệp điện ảnh (Điều 5), Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Nguyễn Văn Hiển cho rằng, so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, dự thảo Luật lần này đã gộp 2 Điều thành một điều chung. Các chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển điện ảnh đã được lượng hóa cụ thể hơn, thể hiện rõ hơn vai trò của Nhà nước và việc huy động, khuyến khích các nguồn lực của các tổ chức, cá nhân trong phát triển điện ảnh.

Tuy nhiên, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Nguyễn Văn Hiển nhận thấy, khoản 3 Điều này chủ yếu tập trung các ưu đãi về thuế, đất, yếu tố ưu đãi về tín dụng chưa được làm rõ, đề nghị cần có các quy định cụ thể hơn về ưu đãi tín dụng đối với hoạt động điện ảnh.

Liên quan đến vấn đề quản lý đối với các hình thức phổ biến phim, đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông nêu quan điểm, dự thảo Luật đưa ra các quy định quản lý khác nhau đối với các đối tượng hoạt động phổ biến phim theo từng loại hình thức phổ biến phim, trong đó có những hình thức phổ biến vẫn được thực hiện tiền kiểm, cấp phép bới cơ quan quản lý nhà nước.

Theo đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông, trong 3 hình thức, quy định quản lý đối với hình thức phổ biến phim trên truyền hình phù hợp và đồng bộ với Luật Báo chí hiện hành: trao quyền quyết định và chịu trách nhiệm cho người đứng đầu cơ quan báo chí.

Về hình thức phổ biến phim trên không gian mạng, đại diện Bộ Thông tin và Truyền thống cho rằng, đây là loại hình phổ biến khó quản lý nhất, cũng được dự thảo Luật cởi mở, trao quyền quyết định và chịu trách nhiệm cho đối tượng phổ biến phim, không chỉ tổ chức, mà còn cả cá nhân.

Đối với hình thức phổ biến phim trên hệ thống rạp chiếu phim, địa điểm chiếu phim công cộng, dự thảo Luật vẫn giữ nguyên quan điểm như Luật Điện ảnh, phải được cấp phép, tiền kiểm bởi cơ quan quản lý nhà nước.

Do vậy, đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị đơn vị chủ trì soạn thảo cân nhắc, thống nhất quan điểm quản lý đối với các hình thức phổ biến phim để đảm bảo sự công bằng đối với các đối tượng khi tham gia hoạt động phổ biến phim theo các hình thức khác nhau.

Cũng tại cuộc họp, đại diện các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài Chính, Bộ Tư pháp đã góp ý một số nội dung và giải trình làm rõ thêm một số vấn đề của Dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi).

Phát biểu kết luận cuộc họp, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho biết, về cơ bản các đại biểu và các cơ quan hữu quan đều có sự đồng thuận, không còn ý kiến khác nhau, dự thảo Luật cần chỉnh lý thêm một số yếu tố kỹ thuật. Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh nêu rõ, Điều 5 - chính sách của Nhà nước về phát triển điện ảnh, công nghiệp điện ảnh là nội dung lớn, còn có nhiều ý kiến khác nhau như ý kiến của Ủy ban Pháp Luật, Bộ Tài chính và một số bộ ngành khác…Cho rằng vấn đề lớn nhất của Điều 5 liên quan đến Khoản 3 đề cập đến các chính sách ưu đãi về thuế, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh đề nghị Khoản 3 sẽ đưa về như dự thảo cũ để giải quyết các vướng mắc hiện tại.

Về Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh, tiếp thu ý kiến các cơ quan của Quốc hội và các bộ ngành, đa số ý kiến nhất trí không thành lập Quỹ này. Chủ nhiệm Ủy ban cho biết, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục và cơ quan soạn thảo sẽ tổ chức hội nghị góp ý vào dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) lần cuối để thống nhất các nội dung còn ý kiến khác nhau trước khi báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Bích Ngọc - Nghĩa Đức

  CÁC TIN ĐÃ ĐƯA
MỚI NHẤT:
Đắk Glong nợ hơn 16 tỷ đồng tiền dạy kê, dạy gác của giáo viên
Kết thúc Kỳ họp Chuyên đề lần thứ 2 HĐND tỉnh khóa IV
Người dân cần đồng thuận trong quá trình triển khai dự án cao tốc
Tăng cường tiếp xúc, đối thoại, giải quyết vấn đề phát sinh từ cơ sở
Cử tri huyện Đắk Glong kiến nghị đầu tư giao thông kết nối vùng
Tags:
 
Ý kiến của bạn (vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
 
Fred CA 12 2 Copy Copy 101 Fred CA 12 2 Copy Copy 104 Fred CA 12 2 Copy Copy 106 Fred CA 12 2 Copy Copy 109
THÔNG TIN
ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TỈNH
Dak Nong Nguyen Truong Giang NGUYỄN TRƯỜNG GIANG
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội
Dak Nong Duong Khac Mai DƯƠNG KHẮC MAI
Tỉnh ủy viên, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông
Dac Nong Tran Thi Thu Hang 1 TRẦN THỊ THU HẰNG
Phó Chánh văn phòng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Dac Nong Ngo Thanh Danh NGÔ THANH DANH
Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông
Dak Nong Pham Nam Tien PHẠM NAM TIẾN
Ủy viên chuyên trách Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội
Dac Nong Pham Thi Kieu 1 PHẠM THỊ KIỀU
Phó Trưởng khoa, Khoa khám sức khỏe cán bộ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông
ĐẠI BIỂU HĐND TỈNH
Daibieu NGUYỄN THỪA ANH
Giám đốc Công ty TNHH MTV khai thác Công trình thủy lợi tỉnh Đắk Nông
Daibieu H'VI ÊBAN
Tỉnh ủy viên; Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Đắk Nông
Daibieu NGUYỄN TẤN BI
Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Krông Nô
Daibieu Y QUANG BKRÔNG
Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Đắk Nông
Daibieu LÊ VĂN CHIẾN
Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh
Daibieu TRẦN VĂN CÔNG
Chủ tịch Hội đồng Giáo xứ Xã Đoài, xã Đức Minh, huyện Đắk Mil
Daibieu TRẦN DUY DŨNG
Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông
Daibieu XA VĂN DŨNG
Chuyên viên Ban Dân vận Huyện ủy Đắk Mil
Daibieu NGUYỄN ĐÌNH ĐẠO
Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Đắk Nông
Daibieu TẠ ĐÌNH ĐỀ
Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Nông
Daibieu LÊ QUỐC ĐÔNG
Phó Trưởng ban Ban Pháp chế HĐND tỉnh Đắk Nông
Daibieu HỒ GẤM
TUV, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Đắk Nông
Daibieu NGUYỄN ĐỨC HẢI
Phó Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Đắk Nông
Daibieu PHAN THANH HẢI
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Nông
Daibieu HÀ THỊ HẠNH
Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy
Daibieu THƯỢNG TỌA THÍCH QUẢNG HIỀN
Trụ trì Chùa Pháp Hoa, thành phố Gia Nghĩa
Daibieu ĐỖ NGUYÊN HOÀI
Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đắk Nông
Daibieu ĐIỂU XUÂN HÙNG
Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đắk Nông
Daibieu NGÔ THU HƯƠNG
Phó Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Đắk Nông
Daibieu NGUYỄN THỊ HƯƠNG
Phó Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh
Daibieu CAO THỊ THÚY HƯỜNG
Phó Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước - Sở Tư pháp tỉnh Đắk Nông
Daibieu K'CHOI
Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Đắk Nông
Daibieu ĐỖ VĂN KHANG
Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đắk Nông
Daibieu NGUYỄN NGỌC KHOA
Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Đắk Nông
Daibieu VÕ PHẠM XUÂN LÂM
Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Gia Nghĩa
Daibieu PHAN QUỐC LẬP
Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Đắk Nông
Daibieu LÊ THỊ TRÚC LINH
Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch
Daibieu KIỀU CHÂU LOAN
Phó Trưởng ban Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND tỉnh Đắk Nông
Daibieu VŨ TIẾN LƯ
Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Đắk Glong
Daibieu CHÂU NGỌC LƯƠNG
TUV, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Daibieu HỒ VĂN MƯỜI
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh
Daibieu PHẠM THỊ TRÀ MY
Tỉnh ủy viên; Chánh Thanh tra tỉnh Đắk Nông
Daibieu TRẦN VĂN NAM
Tỉnh ủy viên; Phó Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Đắk Nông
Daibieu HOÀNG VĂN NGHĨA
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy
Daibieu H'HƯƠNG NIÊ
Phó Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Krông Nô
Daibieu ĐỖ VĂN KHANG
Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đắk Nông
Daibieu NGUYỄN BÁ PHONG
Giám đốc Công ty Nhôm Đắk Nông - TKV
Daibieu NGUYỄN TUẤN PHÚC
Tỉnh ủy viên; Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Cư Jút
Daibieu PHẠM THỊ PHƯỢNG
Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy Đức
Daibieu VI THỊ THẢO QUYÊN
Phó Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh
Daibieu Y THÁI
Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Tuy Đức
Daibieu NGUYỄN XUÂN THANH
Phó Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh Đắk Nông
Daibieu BÙI HUY THÀNH
Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đắk Nông
Daibieu NGÔ ĐỨC THỌ
Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Nông
Daibieu HOÀNG VĂN THUẦN
Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ
Daibieu TRẦN VĂN THƯƠNG
Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông
Daibieu THỊ TRÃI
Phó Chủ tịch HĐND huyện Đắk Song
Daibieu MAI THỊ XUÂN TRUNG
Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Nông
Daibieu LƯU VĂN TRUNG
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh
Daibieu NGUYỄN BÁ ÚT
Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Công thương
Daibieu TRẦN THỊ THÚY VÂN
Bí thư Huyện đoàn Cư Jút, tỉnh Đắk Nông
Daibieu NGUYỄN THỊ VINH
Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy; Phó Chủ tịch HĐND huyện Đắk R'lấp
Daibieu LÊ TRỌNG YÊN
Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông
Thống kê truy cập
Tổng lượt truy cập: 750287
Đang online:
Đánh giá Website  
Liên kết Website
Ý KIẾN CỦA BẠN
Website đẹp hay không?
  • Đẹp (78670 Votes)
  • Không đẹp (12718 Votes)
  • Bình thường (16906 Votes)


Tổng số: 108294 bình chọn
     THÔNG TIN LIÊN KẾT
Ttcaicach27022022105349 Ttcaicach27022022105524 Ttcaicach27022022105623 Ttcaicach27022022110014 Ttcaicach27022022105804
 
ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TỈNH HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VP ĐOÀN ĐBQH VÀ HĐND TỈNH THƯỜNG TRỰC HĐND TỈNH SƠ ĐỒ WEBSITE
 
  GIỚI THIỆU | SƠ ĐỒ WEBSITE   Về đầu trang  
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐĂK NÔNG
Cơ quan quản lý: VĂN PHÒNG HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG
Địa chỉ: Đường Trần Hưng Đạo, Tổ 2, phường Nghĩa Trung, thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông
HOTLINE: 0261.626.3333